Thứ Hai, Tháng Bảy 4, 2022
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ
Dcc Finance
  • Trang chủ
  • Sàn giao dịch Crypto
  • Đầu tư Crypto
  • Kiến thức đầu tư Crypto
    • Hướng dẫn ví (Wallet)
    • Review Crypto
  • Tin tức mới nhất
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sàn giao dịch Crypto
  • Đầu tư Crypto
  • Kiến thức đầu tư Crypto
    • Hướng dẫn ví (Wallet)
    • Review Crypto
  • Tin tức mới nhất
No Result
View All Result
Dcc Finance
No Result
View All Result
Home Tin tức mới nhất

Sideway là gì? Cách xác định & giao dịch thị trường sideway

taichinhusa by taichinhusa
4 Tháng Một, 2022
0
Sideway là gì?

Sideway là gì?

0
SHARES
26
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Mục lục nội dung

  1. Sideway là gì?
  2. Sideway bắt đầu và kết thúc khi nào?
    1. Thời điểm Sideway bắt đầu
    2. Thời điểm sideway kết thúc
  3. Cách thức nhận diện thị trường Sideway
    1. Sử dụng đường hỗ trợ, kháng cự
    2. Sử dụng chỉ báo ADX
    3. Sử dụng chỉ báo Bollinger Band – BB
    4. Sử dụng chỉ báo RSI
  4. Cách thức giao dịch cùng thị trường Sideway
    1. Bước 1: Xác định rõ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
    2. Bước 2: Điểm entry
    3. Bước 3: Điểm stop loss
    4. Bước 4: Điểm take profit

Giao dịch dựa theo xu hướng giá là kim chỉ nam của nhiều trader khi tham gia đầu tư. Tuy nhiên, có 1 hiện tượng giá khá đặc biệt và thị trường sẽ không di chuyển theo 1 xu hướng nhất định nào, được gọi là sideway. Vậy hiện tại Sideway là gì? Cách thức nhận biết sideway là như thế nào? Hãy cùng dcc.finance tìm hiểu qua bài viết sau

Sideway là gì?

Sideway về cơ bản là 1 hiện tượng thị trường đang “đi ngang”. Tức là giá sẽ không thể phá vỡ những ngưỡng hỗ trợ, kháng cự và chỉ biến động bình ổn tại 1 khung giá với hạn mức là 2 đường hỗ trợ, kháng cự. Đây cũng là lý do khiến cho những đỉnh mới cũng như đáy mới không hình thành được.

Sideway là gì?
Sideway là gì?

Sideway là gì? Không giống với xu hướng tăng giá, giảm giá, khi thị trường sideway phe mua cũng như phe bán dường như cân bằng. Cả 2 đều tỏ ra do dự về quyết định giao dịch do đó, thị trường cần 1 khoảng thời gian để tích lũy trước khi thực hiện đảo chiều hoặc tiếp diễn theo đúng với xu hướng ban đầu.

Trên thực tế, việc thị trường sideway để có thể “nghỉ ngơi” sau 1 downtrend hay uptrend dài hạn là điều vô cùng dễ hiểu. Do xu hướng tăng và giảm giá không thể nào kéo dài được mãi mãi. Do đó, xuất hiện hiện tượng sideway là 1 bài toán “khó nhằn” với những nhà đầu tư do nó không cho họ những tín hiệu giao dịch 1 cách rõ ràng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đường EMA là gì? Cách thức giao dịch với EMA đạt hiệu quả

Sideway bắt đầu và kết thúc khi nào?

Sideway là gì và bắt đầu, kết thúc khi nào? Sideway không cho những trader tín hiệu tốt để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên nếu như biết được thời điểm kết thúc và bắt đầu sẽ giúp cho trader đóng lệnh dễ dàng và dự đoán được xu hướng 1 cách đơn giản hơn.

Sideway bắt đầu và kết thúc khi nào?
Sideway bắt đầu và kết thúc khi nào?

Thời điểm Sideway bắt đầu

Thông thường Sideway bắt đầu ở cuối 1 xu hướng tăng hay giảm giá, nếu như xu hướng càng mạnh thì khi đó khả năng xảy ra sideway sẽ càng cao và điều này đã được những nhà phân tích chứng minh trước đó.

Hiện tượng “đi ngang” đã bắt đầu hình thành ngay khi đường giá chạm vào 2 đường hỗ trợ, kháng cự 4 lần (mỗi 1 đường là 2 lần) mà chưa tạo nên những đỉnh mới hay đáy mới nào cả.

Thời điểm sideway kết thúc

Xu hướng sideway sẽ nhanh chóng kết thúc nếu như đường giá phá vỡ khỏi những vùng hỗ trợ, kháng cự mạnh để tiếp tục di chuyển theo 1 xu hướng mới.

Ngoài ra thông thường sideway cũng xảy ra ở thời điểm trước cũng như trong giai đoạn lễ Tết. Những trader lúc này sẽ nghỉ ngơi tạm thời và 2 phe cũng bắt đầu tạm “ngưng chiến” với nhau. Sau những dịp lễ Tết và thị trường bắt đầu quay trở lại khoảng thời gian sôi động cũng là thời điểm sideway chuẩn bị kết thúc.

Cách thức nhận diện thị trường Sideway

Sideway là gì và cách thức nhận diện thị trường Sideway là như thế nào?

Sử dụng đường hỗ trợ, kháng cự

Sử dụng đường hỗ trợ, kháng cự để nhận diện thị trường Sideway
Sử dụng đường hỗ trợ, kháng cự để nhận diện thị trường Sideway

Dùng chart đơn truyền thống là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất mà những trader thường sử dụng để nhận diện sideway. Theo đó trader cần xác định những điểm đỉnh và điểm đáy của đợt sóng, cũng là những mức kháng cự, hỗ trợ.

Nếu như đường giá không tạo được những đỉnh mới cao hơn so với đỉnh cũ, đáy mới thấp hơn so với đáy cũ thì vùng sideway khi đó sẽ được hình thành. Nói 1 cách nôm na là giá sẽ bị “giam” giữa 2 đường xu hướng.

Sử dụng chỉ báo ADX

Hiện tại ADX chính là 1 chỉ báo về định hướng trung bình giống với Stochastic hay RSI, với mức chỉ số được biến đổi từ 0 tới 100. Tuy nhiên, nó chỉ giúp cho những trader đo được độ mạnh hiện tại của xu hướng mà không xác định được rằng xu hướng đó sẽ tăng hoặc giảm.

ADX chính là 1 chỉ báo về định hướng trung bình giống với Stochastic hay RSI
ADX chính là 1 chỉ báo về định hướng trung bình giống với Stochastic hay RSI

Do đó, thông thường chỉ báo ADX được những nhà đầu tư dùng để xác định sideway. Theo đó nếu chỉ số của ADX ở dưới mức 25 thì kho đó xu hướng được coi là sideway. Như vậy chỉ số của ADX ở mức càng thấp thì khi đó độ mạnh của xu hướng sẽ càng yếu.

Sử dụng chỉ báo Bollinger Band – BB

Dải Bollinger Band – dải BB về bản chất sẽ thu hẹp lại nếu như thị trường gặp ít biến động và mở rộng ra nếu như thị trường có biến động mạnh.

Chính vì vậy hiện tượng sideway sẽ xảy ra khi dải BB là hai dải nằm ngang, thu hẹp. Nếu như quan sát trên hình có thể thấy được rằng khi đó BB sẽ thắt lại và đồng thời sẽ dịch chuyển ở phạm vi tương đối hẹp.

Sử dụng chỉ báo Bollinger Band để nhận diện thị trường Sideway
Sử dụng chỉ báo Bollinger Band để nhận diện thị trường Sideway

>>> Có thể bạn quan tâm: Bollinger Band là gì? Hướng dẫn giao dịch với Bollinger Band

Sử dụng chỉ báo RSI

Hiện tại RSI là 1 chỉ số về sức mạnh tương đối và cho thấy được giá đang xảy ra biến động lên xuống trên thị trường mạnh mẽ như thế nào. Thông thường những nhà đầu tư nhận định rằng thị trường tăng giá mạnh nếu như chỉ số RSI này lớn hơn 70. Bên cạnh đó giá sẽ giảm mạnh khi chỉ số dưới ở mức nhỏ hơn 30. Như vậy thị trường sẽ sideway nếu như nằm trong khoảng từ 40 tới 60.

Sử dụng chỉ báo RSI để nhận diện thị trường Sideway
Sử dụng chỉ báo RSI để nhận diện thị trường Sideway

Cách thức giao dịch cùng thị trường Sideway

Như đề cập ở trên về sideway là gì trên, đây là trạng thái thị trường ít xảy ra biến động và cũng không rõ ràng tại xu hướng. Đây là hiện tượng có thể sẽ kéo dài từ 6 tháng tới vài năm, và không 1 ai có thể đoán được trước thị trường biến động như thế nào. Do đó, những nhà đầu tư nên có phương pháp đầu tư phù hợp và cụ thể khi gặp thị trường sideway này.

Theo đó dưới đây là những bước giao dịch cùng sideway hiệu quả và bạn có thể tham khảo

Bước 1: Xác định rõ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Sideway là gì và giao dịch cùng thị trường này là như thế nào? Theo đó bước đầu tiên đó chính là xác định rõ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Cách thức giao dịch cùng thị trường Sideway là gì?
Cách thức giao dịch cùng thị trường Sideway là gì?

Bước 2: Điểm entry

  • Nếu như giá giảm xuống chạm đến đường hỗ trợ, thì đây là thời điểm những trader có thể vào 1 lệnh BUY ngay ở đường hỗ trợ này. Hoặc chờ tới khi cây nến tăng (hay nến xanh) xuất hiện thì khi đó sẽ vào lệnh.
  • Nếu như giá tăng lên chạm tới ngưỡng kháng cự, những trader có thể vào 1 lệnh SELL ở đường kháng cự này. Hay đợi giá giảm xuống khoảng 1, 2 cây nến nữa thì đặt lệnh là hoàn tất.

Bước 3: Điểm stop loss

  • Lệnh SELL: tốt nhất là nên stop loss ở phía trên của đường hỗ trợ 1-2 pips. Việc cắt lỗ tương tự như trên, cũng cần xem xét những yếu tố như mức thua lỗ có thể chịu được là bao nhiêu và thời gian giao dịch.
  • Lệnh BUY: tốt nhất là stop loss ở dưới đường hỗ trợ 1 vài pips. Nhưng trên thực tế đặt cắt lỗ vẫn còn tùy thuộc chủ yếu vào mức gồng lỗ của các trader là bao nhiêu và thời gian giữ lệnh sẽ là bao lâu.

Bước 4: Điểm take profit

Có thể chấp nhận được tỷ lệ R:R là 1:1, 1:2 hay thậm chí ở mức là 1:3

  • Đối với lệnh SELL: đặt take profit ở phía trên của mức hỗ trợ 1-2 pip.
  • Đối với lệnh BUY: đặt take profit ở dưới của mức kháng cự 1-2 pip.

Nhìn chung, thì bạn vẫn nên tránh những giao dịch tại vùng giá sideway và tốt nhất là nên ưu tiên thực hiện giao dịch nếu thị trường có uptrend cũng như downtrend 1 cách rõ ràng.

Cách thức giao dịch cùng thị trường Sideway hiện nay
Cách thức giao dịch cùng thị trường Sideway hiện nay

>>> Có thể bạn quan tâm: MACD là gì? 5 cách thức giao dịch đạt hiệu quả tốt nhất

Như vậy, nội dung bài viết trên đã giúp bạn nắm được các kiến thức liên quan đến Sideway là gì? Cách nhận diện và phương pháp giao dịch hiệu quả với thị trường Sideway. Thực tế, không có công cụ hay chỉ báo nào có thể dự đoán chính xác xu hướng thị trường sẽ đi ngang, tiếp diễn hay đảo chiều. Hơn nữa, thị trường chỉ hoạt động theo một quy tắc duy nhất, đó là quy luật cung cầu

Rate this post
Previous Post

Đường EMA là gì? Cách thức giao dịch với EMA đạt hiệu quả

Next Post

MACD là gì? 5 cách thức giao dịch đạt hiệu quả tốt nhất

taichinhusa

taichinhusa

Bài viết liên quan

Huobi Tài Trợ 100 Triệu Đô Để Phát Triển Metaverse
Tin tức mới nhất

Huobi Tài Trợ 100 Triệu Đô Để Phát Triển Metaverse Trong Tết Nhâm Dần 2022

24 Tháng Một, 2022
HUOBI NIÊM YẾT GARI
Tin tức mới nhất

HUOBI NIÊM YẾT GARI, KHUYẾN KHÍCH SÁNG TẠO VIDEO TRÊN GARI NETWORK

13 Tháng Một, 2022
Nến Pinbar là gì?
Tin tức mới nhất

Nến Pinbar là gì? Đặc điểm, phân loại & cách giao dịch

4 Tháng Một, 2022
MACD là gì?
Tin tức mới nhất

MACD là gì? 5 cách thức giao dịch đạt hiệu quả tốt nhất

4 Tháng Một, 2022
Đường EMA là gì?
Tin tức mới nhất

Đường EMA là gì? Cách thức giao dịch với EMA đạt hiệu quả

4 Tháng Một, 2022
Chỉ số RSI là gì?
Tin tức mới nhất

Chỉ số RSI là gì? Ý nghĩa, công thức & cách giao dịch hiệu quả

4 Tháng Một, 2022
Next Post
MACD là gì?

MACD là gì? 5 cách thức giao dịch đạt hiệu quả tốt nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Quan tâm trong ngày

  • Các dự án ICO tiềm năng trong năm 2021-2022

    Các dự án ICO tiềm năng năm 2022 dành cho những nhà đầu tư

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những đồng coin sắp lên sàn Binance 2021-2022 đầy tiềm năng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Điểm danh top 10 những đồng coin tiềm năng nhất năm 2022

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Top 16+ mô hình nến & Ý nghĩa các mô hình nến chi tiết

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NFTY Network là gì? Review NFTY chi tiết cho Trader từ A – Z

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Xem nhiều trong tuần

Sơ nét về các mô hình nến
Tin tức mới nhất

Top 16+ mô hình nến & Ý nghĩa các mô hình nến chi tiết

21 Tháng Mười Hai, 2021
Tiền điện tử  ICO hiện tại đã và đang có rất nhiều những lợi ích bổ sung
Kiến thức đầu tư Crypto

IEO, IDO, ICO là gì? Tìm hiểu IEO, IDO, ICO & cách phân biệt

15 Tháng Mười Hai, 2021
Quỹ tín thác Grayscale sẽ đưa ra giải pháp cho những nhà đầu tư tiếp xúc với Bitcoin
Kiến thức đầu tư Crypto

Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) là gì? Tìm hiểu GBTC từ A – Z

4 Tháng Một, 2022
Các dự án ICO tiềm năng trong năm 2021-2022
Đầu tư Crypto

Các dự án ICO tiềm năng năm 2022 dành cho những nhà đầu tư

4 Tháng Một, 2022

Chia sẻ thông tin kiến thức đầu tư Crypto, sàn Crypto,… cùng thông tin thị trường mới nhất giúp bạn có định hướng chính xác khi đầu tư.

Danh Mục

  • Đầu tư Crypto
  • Hướng dẫn ví (Wallet)
  • Kiến thức đầu tư Crypto
  • Review Crypto
  • Sàn giao dịch Crypto
  • Tin tức mới nhất

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Địa chỉ: 340 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: 0349816397

Email:

DMCA.com Protection Status

  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

© 2021 Dcc.finance - Website chia sẻ kiến thức đầu tư Crypto

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sàn giao dịch Crypto
  • Đầu tư Crypto
  • Kiến thức đầu tư Crypto
    • Hướng dẫn ví (Wallet)
    • Review Crypto
  • Tin tức mới nhất

© 2021 Dcc.finance - Website chia sẻ kiến thức đầu tư Crypto