Mô hình cánh bướm là một dạng mô hình Harmonic thường gặp trên thị trường. Được biết, đây là mô hình đưa ra những dự báo chính xác, giúp cho các nhà đầu tư phân tích hiệu quả hơn bao giờ hết. Chính vì thế, nếu nắm rõ mọi đặc điểm, tín hiệu cũng như cách giao dịch với Butterfly Pattern, chắc chắn các nhà đầu tư sẽ tối đa hóa được lợi nhuận của mình trong quá trình giao dịch.
Mô hình cánh bướm là gì?
Mô hình cánh bướm là một trong những dạng mô hình động vật của Harmonic. Theo như chúng tôi tìm hiểu, Butterfly Pattern được phát minh bởi Bryce Gilmore. Tuy nhiên để có được mô hình hoàn chỉnh và được áp dụng phổ biến như ngày hôm nay thì lại là nhờ công sức nghiên cứu, phát triển của Scott Carney.
Về nguồn gốc ban đầu thì mô hình Butterfly Pattern được thiết kế dựa trên mô hình Gartley nguyên thủy. Đó là lý do tại sao 2 mô hình này lại có nhiều nét tương đồng đến vậy. Nhưng vì được ra đời sau nên Butterfly Pattern sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với mô hình gốc. Điển hình nhất phải nói đến Butterfly Pattern cho các điểm vào đẹp hơn và hỗ trợ Trader mua với giá thấp và bán với giá cao.
Mô hình cánh bướm được cấu tạo bởi 5 điểm chính bao gồm: A, B, C, D và X. Mọi thứ bắt đầu bằng xu hướng tăng theo chiều hướng XA và trải qua 3 đợt sóng AB, BC, CD như hình minh họa dưới đây:

Nếu nhìn một cách tổng quát thì Butterfly Pattern có hình dạng giống chữ M (Bullish Butterfly Pattern) và chữ W (Bearish Butterfly Pattern). Vì đặc điểm như vậy mà mô hình này thường xuyên bị nhầm lẫn với mô hình 2 đỉnh hoặc mô hình 2 đáy.
>>> Có thể bạn quan tâm: Fibonanci mở rộng là gì? Cách chốt lời với Fibonanci mở rộng
Thông tin tổng quan về mô hình cánh bướm
Như vậy, các bạn đã biết được khái niệm về mô hình cánh bướm là gì. Để hiểu sâu hơn về Butterfly Pattern, bạn hãy tham khảo thêm một số thông tin đáng chú ý như sau:
Dấu hiệu nhận biết mô hình cánh bướm
Mô hình cánh bướm có khá nhiều điểm tương đồng so với một vài mô hình nến trong Harmonic. Chính vì thế, để tránh những nhầm lẫn có thể xảy ra thì các Trader nên ghi nhớ các dấu hiệu nhận biết Butterfly Pattern như sau:
- Đường xu hướng XA: Không áp dụng quy tắc cụ thể.
- Đoạn AB: Đây là đoạn điều chỉnh thoái lui về mức 0.786 so với đoạn XA. Đồng thời, mức điều chỉnh 0.786 tại điểm B của xu hướng XA sẽ là điều kiện cần thiết để phân biệt mô hình cánh bướm với các dạng mô hình khác trong Harmonic.
- Đoạn BC: Đoạn điều chỉnh thoái lui từ 0.382 – 0.886 của đoạn AB.
- Đoạn CD: Khi đoạn BC điều chỉnh mức thoái lui về 0.382 của đoạn AB thì đoạn CD sẽ mở rộng ra mức 1.618 của BC. Thêm nữa, nếu CD thoái lui về mức 0.886 thì CD sẽ mở rộng đến mức 2.618 của đoạn BC.
- Đoạn XD: Đây là xu hướng chung của 3 đoạn: AB, BC và CD. Đồng thời, đây cũng là đoạn mở rộng từ mức 1.27 – 1.618 của xu hướng XA.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên lưu ý rằng các mức Fibonacci của 2 đoạn BC và CD sẽ được biểu thị với hai màu khác nhau đó là xanh lá và xanh lam. Trong đó, các mức màu xanh lá sẽ có mối quan hệ liên quan tới nhau và tương tự đối với các màu xanh dương.
Mô hình cánh bướm cũng được chia ra thành 2 loại chính bao gồm: Mô hình tăng và mô hình giảm. Bạn cũng có thể dựa vào cấu tạo của hai mô hình này để nhận biết Butterfly Pattern.
Ý nghĩa của mô hình cánh bướm
Mô hình cánh bướm được sử dụng rộng rãi hiện nay nhờ vào những ý nghĩa sâu sắc mà chúng đem lại như sau:
- Nếu đường xu hướng XA tăng thì thị trường sẽ tăng và ngược lại. Do đó, ý nghĩa lớn nhất của mô hình này chính là báo hiệu sự đảo chiều của thị trường
- Hỗ trợ các Trader biết vị trí của các vùng giá cao và thấp trong một xu hướng. Từ đó, Trader có thể mua với giá thấp và bán ra với giá cao hơn

>>> Có thể bạn quan tâm: Fibonanci thoái lui là gì? Cách sử dụng Fibonanci hiệu quả
3 bước giao dịch cơ bản với Butterfly Pattern
Butterfly Pattern thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ giá nên việc nắm rõ các bước giao dịch với mô hình này sẽ hết sức quan trọng. Đó là lý do chúng tôi cung cấp cho các bạn 3 bước giao dịch cơ bản như sau:
- Bước 1: Tìm điểm vào lệnh hợp lý. Điểm vào lệnh của mô hình cánh bướm thường được đặt tại D. Nếu mô hình tăng, hãy vào lệnh BUY và giảm thì vào lệnh SELL.
- Bước 2: Đặt điểm chốt lời tại điểm A (Cao nhất với mô hình tăng và thấp nhất với mô hình giảm). Tuy nhiên, đây chưa phải mức chốt lời tốt nhất, Trader có thể tự tìm cho mình điểm chốt lời hiệu quả hơn
- Bước 3: Đặt điểm cắt lỗ ngay dưới điểm D nếu là mô hình bướm tăng và trên điểm D nếu là mô hình bướm giảm

>>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình cái nêm là gì? Hướng dẫn giao dịch mô hình cái nêm
Như vậy, toàn bộ thông tin liên quan tới mô hình cánh bướm đã được dcc.finance cung cấp đầy đủ nhất tới các bạn. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích với Butterfly Pattern. Chúc bạn thực hiện giao dịch thành công với mô hình này.